Thông tin khác
Doanh nghiệp có công đoàn hay không có công đoàn đều phải đóng kinh phí công đoàn 2%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP Ngày 21/11/2013 về quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Có một số thông tin đáng chú ý như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.

Cán bộ chuyên trách Công đoàn các KCX-KCN TPHCM tham gia giải quyết một vụ ngừng việc tập thể

Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn

Theo Điều 5 của Nghị định này quy định: mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Phương thức đóng kinh phí công đoàn

Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014

Tải: Nghị định 191/2013/NĐ-CP

 

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Các trang: 1  2  

Xem tin theo ngày

Ngày
Giới thiệu
Web Content Display
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •